VTV.vn – Không chỉ đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà ngay cả đại diện Bộ Xây dựng cũng cho biết hiện chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về hợp đồng mua bán kỳ nghỉ.
More...
Với mỗi hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của Alma, khách hàng sẽ phải bỏ ra từ 300 đến 800 triệu đồng và được quyền lưu trú tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng (có ghi trong hợp đồng) trong 1 tuần. Hợp đồng này sẽ kéo dài 40 năm.
Trong khi đó, công trường dự án Alma tại Khánh Hòa vào thời điểm này hiện mới chỉ có 2 tòa nhà xây dựng phần thân. Các hạng mục khác như trung tâm giải trí, hồ bơi… mới chuẩn bị đào móng. Còn các villa theo thiết kế vẫn đang là bãi cát trắng trải dài trên bãi biển. Đại diện chủ đầu tư thừa nhận, đến thời điểm hiện tại, giấy phép xây dựng chính thức của cả dự án vẫn chưa có.
Để làm rõ hơn thông tin về tính pháp lý của loại hình hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Bộ Xây dựng đã có khuyến cáo cụ thể. Trong khi đó, đại diện chủ đầu tư dự án đã có những lý giải cho việc này.
Xem thêm Alma lừa đảo.
Hiện trên thị trường nghỉ dưỡng đã có và đang manh nha một số công ty khác cũng bắt chước mô hình “hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” như Alma. Một số chuyên gia bất động sản lý giải dạng hợp đồng này sẽ giúp đơn vị đầu tư thay vì khó bán những căn biệt thự nghỉ dưỡng có giá cả chục tỷ đồng.
Mất một khoản tiền lớn mà vợ chồng đã tích góp bao năm cộng với tiền đi vay ngân hàng chỉ với một mục đích duy nhất là muốn cho cả vợ, chồng và các con mình có được những phút giây thật sự hạnh phúc bên nhau vì theo tôi những ngày vợ chồng tôi được sống hạnh phúc bên các con thật là ngắn ngủi bởi khi lớn lên các cháu có thể đi học ở xa nhà hay đi công tác cũng như một loạt các yếu tố khách quan khác. Từ đỉnh cao của sự hạnh phúc chúng tôi đã rơi xuống địa ngục của sự tăm tối khi biết những đồng tiền tích góp của mình khó có thể được lấy lại và hơn cả thế là sự mất niềm tin vào những điều tốt đẹp của xã hội.
Minh Minh says
Mình mua alma năm 2018. Năm đó là năm alma khánh thành, và bắt đầu đi vào vận hành. Nên lúc đó là tài sản hiện hữu, chứ k còn chỉ là bản vẽ như các anh chị mua khi dự án mới xây. Nói hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ ko có tính pháp lý e là khiên cưỡng. Vì họ dùng đối tượng là “tuần nghỉ” chứ ko phải tài sản bất độgn sản
Penelope Bui says
“Bán cái chưa có, hợp dồng sở hữu kỳ nghỉ có đảm bảo tính pháp lý” =>>> thông tin cũ rồi, nói để bác nào đọc sau biết nhé
Về mặt pháp lý thì thấy kiện tụng mấy năm có ra sai phạm gì đâu nên chắc chắn là đảm bảo tính pháp lý. Còn xét về tình mà nói thì lúc khu nghỉ dưỡng chưa xây xong nhà mình được alma cho đi nghỉ ở bên khác tiêu chuẩn tương đương (nhà mình là đi Đà Lạt, chất lượng ổn nhé), có năm thì nhà có điều kiện nên trao đổi đi nghỉ ở nước ngoài. Cho đến hiện tại thì khu nghỉ dưỡng cũng xây xong rồi, mở cửa từ 2019 rồi và nhà mình cũng đi được mỗi năm 1 lần rồi.
Nhiều csh khác cũng chia sẻ trước cũng có mất lòng tin nhưng đến vài năm trở lại đây thì lại thấy ok rồi, rất thích được đi nghỉ ở alma.
Hoankim says
Khách hàng mua sở hữu kỳ nghỉ alma tức là mua cho gia đình mình kỳ nghỉ thường là một tuần hoặc nửa tuần, trong vòng khoảng 40 năm. Khách có quyền lựa chọn đi nghỉ tại ALMA resort hoặc trao đổi kỳ nghỉ ở các địa điểm lưu trú khác trong và ngoài nước. Khu nghỉ dưỡng này hoạt động từ 2019 rồi. Khách nghỉ dưỡng tấp nập đấy. Tác giả update thông tin hơn đi.
Khanh Kì says
Tại vì mô hình, sản phẩm còn mới nên chưa có quy định trên văn bản luật là chuyện bình thường. Luật ít khi đi trước thời đại lắm, đều đi sau và giải quyết các vấn đề hiện có thôi. Việc của chúng ta bây giờ là thúc đẩy nhà nước công nhận và đưa ra quy định về mô hình sở hữu kỳ nghỉ để đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Tránh đến lúc có tranh chấp thì cả 2 bên không biết viện vào đâu mà làm việc.
June Phạm says
Có rồi, đầu tiên là phải nói là có rồi. còn thì Sở hữu kỳ nghỉ nó ko càn phảii có KND mới bán được, vì nó bán kỳ nghỉ cơ mà. Nó có lấy kỳ nghỉ nào của ông bà đâu .