Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có bảo đảm tính pháp lý?
QĐND – Ngày 10-1-2017, Báo Quân đội nhân dân đã đăng bài “Ngậm “quả đắng” vì dự án nghỉ dưỡng của tỷ phú quốc tế”. Đến nay, đã có thêm nhiều khách hàng tiếp tục khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA). Sở hữu kỳ nghỉ là một hình thức mới tại Việt Nam, nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng đầu tư vào khu nghỉ dưỡng với hàng loạt những dấu hiệu sai phạm.
More...
Chưa được cấp phép xây dựng vẫn bán cho khách hàng
Giấy chứng nhận đầu tư của Dự án ALMA thể hiện quy mô của Dự án là Khu resort cao cấp cho thuê dài hạn và ngắn hạn gồm nhiều hạng mục như: Khu Champa resort, Khu thể thao biển Thủy Triều, Khu dịch vụ Thủy Triều, Khu nghỉ dưỡng rừng Phi Lao… Tuy nhiên, đến nay ALMA mới xin được giấy phép xây dựng đầu tiên do Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cấp cho việc xây dựng tòa nhà chính, còn khối các tòa nhà, biệt thự xung quanh vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Thế nhưng, khi tiếp xúc với khách hàng, nhân viên tư vấn của ALMA luôn khẳng định dự án đã có đầy đủ giấy tờ pháp lý. Đây là sự không minh bạch trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp cho người tiêu dùng.
Theo hợp đồng công ty ALMA hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn, kỳ hạn cho khách hàng nhưng công ty chưa đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này theo Luật Du lịch mà vẫn tiến hành ký hợp đồng, thu tiền của người tiêu dùng là vi phạm Khoản 6, Điều 17 Luật Doanh nghiệp về các hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, ALMA ký kết hợp đồng, thu tiền của người tiêu dùng khi chưa đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, chưa có dịch vụ lưu trú để cung cấp cho người tiêu dùng, “bán” cái chưa có cho người tiêu dùng là hoạt động bất hợp pháp.
Bất thường trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ
Theo luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (đoàn luật sư Hà Nội), bản Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của ALMA là hợp đồng theo mẫu, được soạn sẵn gồm 20 điều, 5 phụ lục, 32 trang với cách trình bày rất phức tạp, không dễ dàng tiếp thu và hiểu rõ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ có 30 phút (thậm chí ít hơn) để đọc và ký bản hợp đồng rất nhiều trang, nhiều điều khoản là chưa đủ thời gian để nghiên cứu trước khi quyết định ký. Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng không được thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết nên mới có tình trạng hợp đồng có điều khoản giải quyết tranh chấp là “Trung tâm trọng tài quốc tế Xin-ga-po giải quyết tranh chấp giữa các bên và được thực hiện bằng tiếng Anh”, đây là một giải pháp “đánh đố” người tiêu dùng.
Tại Điều 9, Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ, ALMA đã hạn chế quyền khiếu nại, khiếu kiện của khách hàng, cụ thể: “Theo hợp đồng này, khách nghỉ dưỡng đồng ý rằng, khách nghỉ dưỡng sẽ không thực hiện bất cứ khiếu nại hoặc khiếu kiện nào chống lại công ty…”. Nội dung này không cho phép khách hàng được khiếu nại, khiếu kiện chống lại công ty, vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điểm b, Khoản 10.2, Điều 10, Hợp đồng có đoạn: “Trong mọi trường hợp, công ty sẽ không có nghĩa vụ hoàn trả cho khách nghỉ dưỡng một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc hoặc khoản thanh toán mà khách nghỉ dưỡng đã thanh toán”. Trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu/bị hủy bỏ từ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật thì người tiêu dùng vẫn không được nhận lại tiền đã thanh toán cho công ty là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật. ALMA quy định loại trừ tuyệt đối nghĩa vụ hoàn trả tiền cho người tiêu dùng là vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, nội dung của khoản 10.4 ALMA đã gộp nghĩa vụ hoàn trả và bồi thường thiệt hại là một, là điều khoản thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay cục đang yêu cầu Công ty ALMA giải trình về vụ việc trên. Ngày 27-6-2017, Cục Quản lý cạnh tranh đã có Công văn số 829/QLCT-P7 yêu cầu Công ty ALMA, tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại và báo cáo về cục trước ngày 9-7.
Xem xét tư cách lãnh sự danh dự của ông Igal David Ahouvi
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, kiến nghị của người dân, tìm hiểu thông tin qua truyền thông, báo chí và trên trang web ALMA.VN; Tạp chí ALMA, được biết ông Í-gần Đa-vít Hầu-vị (Igal David Ahouvi) được quảng bá là chủ đầu tư Dự án ALMA với số vốn đầu tư vào dự án lên đến 300 triệu đô-la tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dự án ALMA “đã được phê duyệt tỷ lệ 1:500 và sẽ khởi công vào đầu năm 2014 trên diện tích 30ha ở Bãi Dài, bắc Cam Ranh, với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD”.
Theo luật sư Trương Anh Tú, với việc triển khai và thực hiện ký kết Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ tại khu nghỉ dưỡng đang dự kiến xây dựng nêu trên của ông I-gan Đa-vít Hau-vi thông qua ALMA đã vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc quảng bá ông I-gan Đa-vít Hau-vi là tỷ phú thế giới người I-xra-en cũng chưa có thông tin nào được kiểm chứng cụ thể. Trong giấy chứng nhận đầu tư đối với Dự án ALMA cũng không có tên nhà đầu tư I-xra-en. Tổng số đầu tư chỉ khoảng 486 tỷ đồng rất nhỏ so với số tiền hơn 300 triệu USD mà ALMA đã quảng cáo với truyền thông. Đối chiếu với thông tin phía ALMA đưa ra là “công ty 100% vốn nước ngoài, ông I-gan Đa-vít Hau-vi là chủ đầu tư Dự án ALMA, vốn đầu tư là 300 triệu USD” là không phù hợp với giấy chứng nhận đầu tư đã cấp. Trong trường hợp ông I-gan Đa-vít Hau-vi là chủ sở hữu 100% tại Elgin Investments Pte Ltd (Xin-ga-po), thì vẫn chỉ được gọi là thành viên góp vốn của công ty tại Xin-ga-po. Vì vậy, ông I-gan Đa-vít Hau-vi được coi là chủ đầu tư gây nhầm lẫn đối với khách hàng và không đúng với các văn bản pháp lý của dự án, văn bản phê duyệt dự án của cơ quan Nhà nước. ALMA quảng bá về số vốn đầu tư vào dự án gấp 14 lần so với con số đã đăng ký là có sự phóng đại (nhưng không xác thực) nhằm tạo lòng tin và có dấu hiệu lừa dối khách hàng về chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh để nhanh chóng ký hợp đồng.
Luật sư Trương Anh Tú cũng cho biết thêm, căn cứ theo đơn tố cáo, đơn yêu cầu, chúng tôi đã gửi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét lại tư cách ông I-gan Đa-vít Hau-vi, để bảo vệ quyền lợi cho người dân Việt Nam.
Ngậm “quả đắng” vì dự án nghỉ dưỡng của tỷ phú quốc tế
QĐND – Vừa qua, Báo Quân đội nhân dân nhận được phản ánh Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA) lôi kéo nhiều khách hàng đầu tư hàng trăm triệu đồng mua kỳ nghỉ dưỡng 5 sao trọn đời thuộc Khu nghỉ dưỡng cao cấp ALMA, do một tỷ phú quốc tế làm tổng giám đốc ký hợp đồng. Nhưng họ đã nộp hàng trăm triệu đồng vào mà không được hưởng dịch vụ, quà tặng như cam kết, cũng không thể rút tiền trong khi dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang…
Nguy cơ mất 103 triệu đồng vì lời mời “sự kiện đặc biệt”
Ông Lương Đức Long ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, có đơn trình bày: “Ngày 26-9-2016, tôi có nhận được một cuộc điện thoại giới thiệu là bên ALMA mời vợ chồng tôi tham dự hội thảo sự kiện đặc biệt được tổ chức vào hồi 18 giờ 15 phút ngày 27-9-2016 tại tầng 15, Tòa nhà Capital 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Thấy nhân viên mời rất nhiệt tình, tôi nhận lời tham gia hội nghị. Hôm sau, vào phòng hội thảo, anh Phan Ngọc Bảo, nhân viên marketing của ALMA đến chào hỏi và làm quen với chúng tôi. Họ giới thiệu nội dung sở hữu kỳ nghỉ là một dự án nghỉ dưỡng được xây dựng ở khu Bãi Dài, Nha Trang, Khánh Hòa. Dự án này bắt đầu xây dựng năm 2013 và hoàn thành vào quý I-2018. ALMA bán cho khách hàng 1 tuần nghỉ dưỡng mỗi năm, tức là thuê một căn hộ cho 1 tuần (lặp lại trong thời hạn khoảng 40 năm). Sau đó, cô Nguyễn Thùy Linh, quản lý bán hàng cho biết, giá trị hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ 1 tuần mỗi năm, trong 40 năm là hơn 346 triệu đồng, riêng khách hàng dự buổi tối nay sẽ được hưởng chính sách đặc biệt: Kích hoạt quyền chủ sở hữu kỳ nghỉ ngay tại sự kiện với khoản thanh toán chỉ 30% giá trị hợp đồng; được quà tặng kích hoạt: Cứ 12 tháng một lần được đi nghỉ quốc tế hoặc được nghỉ trong nước 4 ngày 3 đêm miễn phí cho 2 người lớn tại Nha Trang, Đà Lạt; được tặng 2 vé khứ hồi Vietnam Airlines cho chuyến đi đầu tiên”.
“Vì quá tin tưởng, chúng tôi đồng ý, đóng 600.000 đồng tiền đặt cọc nhưng ngay sau đó, cô Linh yêu cầu phải có đủ số tiền hơn 103 triệu đồng thì mới kích hoạt. Tôi nói ở nhà chỉ có 40 triệu đồng tiền mặt, cô Linh nói sẽ cho nhân viên về cùng tận nhà tôi ngay sau đó. Và 2 nhân viên là Phan Ngọc Bảo và Nguyễn Văn Huy đã đi cùng taxi về nhà tôi. Vợ chồng tôi nộp đủ 40 triệu đồng, nhận 1 phiếu thu. Anh Bảo hẹn 8 giờ 30 sáng hôm sau (28-9) đến nhà tôi đề nghị 2 vợ chồng chúng tôi cùng ký vào hợp đồng và nộp đủ số tiền còn lại. Do thời gian anh Bảo đến nhà tôi quá gấp và chuyển hợp đồng in sẵn nên chúng tôi chưa kịp xem xét kỹ các điều khoản. Tôi phải rút tiền tiết kiệm và nộp số tiền còn lại (63 triệu 881 nghìn đồng) vào tài khoản Công tyALMA. Anh Bảo hẹn 7 ngày sau công ty sẽ chuyển lại hợp đồng sau khi Tổng giám đốc ALMAký và sau khoảng 3 tuần sẽ chuyển cho chúng tôi chứng nhận bằng tiếng Anh về quyền sở hữu kỳ nghỉ của công ty. Nhưng chúng tôi chỉ nhận được hợp đồng, còn giấy chứng nhận quyền sở hữu bằng tiếng Anh nói trên thì đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được; các chế độ quà tặng cũng không thấy đâu”-ông Lương buồn bã trình bày.
Mới đây, qua tìm hiểu thông tin báo chí về dự án khu nghỉ dưỡng ALMA, vợ chồng ông Long mới giật mình vì còn rất nhiều khách hàng “tố” bị công ty này lừa đảo. Không riêng gì vợ chồng ông Long, phóng viên Báo Quân đội nhân dân cũng nhiều lần nhận được lời mời chào tham gia dự án ALMA và đã nhập vai tham gia.
Khách hàng vẫn có thể khởi kiện, tố cáo
Một trường hợp tương tự là anh Phan Lưu Sơn (Tổ 11, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cũng ký hợp đồng từ năm 2014 để “sở hữu kỳ nghỉ vàng” với Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường. Anh đã nộp số tiền lên tới 170 triệu đồng nhưng đến đầu năm 2015, anh mới choáng váng nhận ra dự án vẫn là bãi cát hoang. Anh Sơn muốn đòi lại tiền đặt cọc nhưng công ty trả lời rằng tiền đã nộp thì không trả lại.
Lạ lùng là hợp đồng quy định rõ, khách nghỉ dưỡng đồng ý rằng, sẽ không thực hiện bất kỳ khiếu nại hoặc khiếu kiện nào chống lại công ty (!?). Tuy nhiên, theo luật sư Xuân Bính (Hà Nội), một hợp đồng dân sự chỉ có hiệu lực pháp luật khi được giao kết một cách tự nguyện, không bị nhầm lẫn, lừa dối hay ép buộc. Trường hợp Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng thì quyền khiếu nại, khởi kiện, thậm chí tố cáo hình sự vẫn được pháp luật Việt Nam xác lập và bảo hộ.
Khách hàng vẫn có thể khởi kiện, tố cáo
Một trường hợp tương tự là anh Phan Lưu Sơn (Tổ 11, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cũng ký hợp đồng từ năm 2014 để “sở hữu kỳ nghỉ vàng” với Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường. Anh đã nộp số tiền lên tới 170 triệu đồng nhưng đến đầu năm 2015, anh mới choáng váng nhận ra dự án vẫn là bãi cát hoang. Anh Sơn muốn đòi lại tiền đặt cọc nhưng công ty trả lời rằng tiền đã nộp thì không trả lại.
Lạ lùng là hợp đồng quy định rõ, khách nghỉ dưỡng đồng ý rằng, sẽ không thực hiện bất kỳ khiếu nại hoặc khiếu kiện nào chống lại công ty (!?). Tuy nhiên, theo luật sư Xuân Bính (Hà Nội), một hợp đồng dân sự chỉ có hiệu lực pháp luật khi được giao kết một cách tự nguyện, không bị nhầm lẫn, lừa dối hay ép buộc. Trường hợp Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng thì quyền khiếu nại, khởi kiện, thậm chí tố cáo hình sự vẫn được pháp luật Việt Nam xác lập và bảo hộ.
Dự án từng bị “thổi còi” lập thủ tục thu hồi
Trả lời báo chí, Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường cho biết, nhân viên Phan Ngọc Bảo nay đã nghỉ việc. Công ty cũng cho biết, hợp đồng là giao dịch dân sự, khách hàng phải chịu trách nhiệm về những gì đã ký kết. Công ty còn khẳng định, hiện dự án đang được xây dựng theo đúng tiến độ đã đề ra, hoàn toàn không có chuyện dự án được vẽ ra nhằm mục đích bán kỳ nghỉ ở các dự án liên kết khác. Nhiều thông tin khác như vấn đề xuất hóa đơn, văn bản pháp lý chứng minh tỷ phú Igal Ahouvi là chủ đầu tư, sự liên quan giữa dự án và ngân hàng Sacombank thì phía công ty đến nay vẫn chưa thể làm rõ.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Quân đội nhân dân, tháng 8-2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra nội dung báo chí phản ánh về dự án ALMA. Dự án cũng hoàn toàn không “thực hiện đúng tiến độ” như công ty trả lời báo chí vì đến tận tháng 3-2016, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc tiến độ một số dự án ở Cam Ranh, nếu không hoàn thành sẽ xử lý vi phạm theo thẩm quyền, lập thủ tục thu hồi giấy phép đầu tư theo quy định. Trong đó có dự án ALMA được UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu khởi công xây dựng trước ngày 15-4-2016 nhưng đến nay vẫn lỗi hẹn mà chưa thấy UBND tỉnh Khánh Hòa lập thủ tục thu hồi dự án.
Tin tức được tổng hợp bởi Tin Lừa Đảo.
Trả lời