Tiếp vấn đề mà bài trước tôi đã đặt ra nhé.
Bị gọi là lừa đảo thường chỉ có hai trường hợp, là lừa đảo thật hoặc không lừa đảo nhưng bị hiểu nhầm. Vậy Sở hữu kỳ nghỉ đang rơi vào trường hợp nào trong hai trường hợp này? Các bạn bàn luận cùng tôi nhé.
Tôi sẽ tổng hợp dựa trên nhóm khách hàng nổi bật nhất là của Sở hữu kỳ nghỉ ALMA, và tổng hợp thêm các ý từ khách hàng của các bên khác nữa nhé.
More...
Sở hữu kỳ nghỉ ALMA cướp tiền, nuốt tiền
Theo như các khách hàng có giải thích rõ về trường hợp của họ thì có hai tình huống này:
Đã đặt cọc hoặc đóng 1 phần tiền nhưng không muốn mua nữa mà muốn thanh lý hợp đồng thì công ty không trả lại tiền.
Quá thời hạn hoàn thành việc thanh toán phần tiền còn lại nên công ty đơn phương hủy hợp đồng.
Có lẽ vì là người ngoài cuộc nên tôi phải nói thẳng là đây là chuyện khá dễ hiểu trong các giao dịch mua bán. Không phải lúc nào khách hàng muốn hủy bỏ giao dịch hoặc trả hàng đòi tiền thì đều được. Theo tôi biết thì không luật nào bắt buộc điều này cả, mà tùy thuộc vào chính sách của công ty, tùy tính chất sản phẩm… rất nhiều trường hợp. Túm lại là nếu khách muốn trả hàng hoàn tiền thì hoàn hay không là quyết định của phía công ty chứ không phải cứ đòi là được. Nếu tìm hiểu mô hình này trên thế giới thì đều có một điểm chung là không thể dừng ngang, và nó vẫn vận hành như vậy hàng chục năm nay. Nên về mặt này quan điểm của tôi là Sở hữu kỳ nghỉ không lừa đảo.
Phí duy trì không rõ ràng, mỗi năm một kiểu
Nếu xét về mặt bản chất thì phí duy trì không thể fix cứng mỗi năm được vì nó phụ thuộc vào chi phí mà phía công ty dùng để duy tu bảo trì nâng cấp mỗi năm để khách hàng khi sử dụng dịch vụ luôn ở trạng thái tốt nhất. Có thể năm đầu ít vì resort còn mới, không phải thay mới sửa đổi gì nhiều. Nhưng các năm sau thay cái này đổi các kia, rồi nhỡ đâu lại xây thêm tiện ích cho khách trải nghiệm thì phí phải tính thêm chứ phải không? Làm kinh doanh ai lại chịu thiệt về mình được?
Còn riêng cái Sở hữu kỳ nghỉ của công ty ALMA ấy mà, tôi cũng ko rõ khi nào họ có kết quả kiểm toán. Nhưng chỉ riêng việc vì họ chưa có kết quả, chưa đưa ra con số của năm 2022 được nên họ cũng chả buồn thu luôn mà đợi bao giờ có con số mới thu sau. Tôi thấy đây cũng là một biện pháp hay. Khách hàng vẫn đảm bảo được quyền lợi đi nghỉ của mình bình thường, dù chưa cần đóng phí gì cả. Rồi bao giờ nó có con số rõ ràng, đòi đóng cho nó thì lúc ý ngồi xuống xem xem con số có hợp lý không, có đúng không sau. Ai đã mua rồi thì giờ cứ đi thôi, quyền của mình thì mình cứ đi thôi.
Nói chung tôi phải nói thật là nếu cái mô hình này nó đã tồn tại trên thế giới hàng chục năm, ở Việt Nam cũng sắp cán mốc 10 năm rồi thì không có chuyện nó là mô hình lừa đảo được. Có chăng thì là các đối tượng xấu lợi dụng nó để làm tiền người mua thôi. Dạng như mấy bên nhận cho thuê lại kỳ nghỉ ấy, toàn chộp giật, ôm 1 cục tiền các con zời đóng phí cả chục năm 1 lần đấy còn sau nó lắp tên lửa vào chân nó biến thì đi đòi ai bây giờ. Chứ mấy bên Sở hữu kỳ nghỉ mà nó đã xây xong cả khu nghỉ dưỡng to đùng đoàng rồi thì biến đi đằng nào. Nó làm sao các chủ sở hữu lại chả lật cả cái khu nghỉ dưỡng lên à. Các bạn bảo đúng không?

Mua sở hữu kỳ nghỉ ALMA thì đi nghỉ ở khu nghỉ dưỡng ALMA gần sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa
Thôi thì ngày cũng đã muộn nên tôi xin kết bài ở đây, nếu có gì muốn chia sẻ tiếp tôi lại viết sau. Những thông tin trên là tôi có được trong quá trình đi tìm hiểu mô hình này để cân nhắc mua cho gia đình. Bởi có người quen thì rất thích, đã rủ nhà tôi dùng tuần nghỉ cùng nhưng có người lại chê công ty alma lừa đảo. Vậy nên chia sẻ ở đây để các bạn các anh các chị các cô chú bác cùng tham khảo và đưa ra quyết định cho bản thân mình.
Tổng hợp bởi Tin Lừa Đảo.