Nhiều năm nay, dù nhiều cá nhân lên tiếng buộc tội Công ty ALMA lừa đảo nhưng Công ty này vẫn hoạt động một cách bình thường và không gặp phải sự can thiệp của các cơ quan chức năng hay gặp vấn đề gì về pháp luật. Vậy rốt cuộc Công ty ALMA làm ăn như thế nào và mô hình nghỉ dưỡng mà họ đang bán có lừa đảo hay không?
More...
Mô hình sở hữu kỳ nghỉ có là lừa đảo?
Để mà nhắc đến sở hữu kỳ nghỉ thì phải lội ngược dòng lịch sử bởi nó đã tồn tại và vận hành 60 năm nay trên toàn thế giới rồi. Đây không phải là mô hình mới lạ gì, nhiều chủ sở hữu của ALMA cũng hiểu rõ về mô hình này rồi. Tuy nhiên thấy nhiều người còn chưa rõ nên tôi xin phép được chia sẻ những điểm đặc trưng làm nên cái mô hình sở hữu kỳ nghỉ này:
Cùng một điểm lưu trú nhưng nhiều người chia nhau sử dụng, thời điểm sử dụng kỳ nghỉ này có thẻ là cố định hoặc linh hoạt trong năm.
Kỳ hạn hợp đồng kéo dài hàng năm, như của Công ty ALMA là đến năm 2054
Cần đóng phí duy trì (phí thường niên) mỗi năm, tùy công ty, mà đúng ra là tùy vào chất lượng của khu nghỉ dưỡng mà họ cho nghỉ thì tính phí khác nhau. Vì cái phí này là duy trì, duy tu, bảo dưỡng… khu nghỉ dưỡng đó hàng năm mà.
Tất nhiên là một mô hình vận hành bình thường vài chục năm dưới tầm nhìn của luật pháp như vậy chắc chắn không thể là một mô hình lừa đảo. Quan trọng là công ty bán nó ra có lợi dụng lợi ích của sản phẩm đó đem lại để lừa đảo khách hàng của mình hay không? Cũng giống như bảo hiểm nhân thọ, sale tử tế thì tư vấn cho khách hàng một hợp đồng có lợi cho khách hàng, hỗ trợ claim tiền hiệu quả và nhanh chóng, đấy là không lừa đảo. Còn sale “xấu” lại chỉ nhăm nhăm bán được hợp đồng, đến lúc claim tiền thì không được, hoặc thu tiền xong quỵt quyền lợi, đấy là lừa đảo.
Còn tại sao nhiều người cho Sở hữu kỳ nghỉ là lừa đảo cũng có mấy lý do, tôi sẽ nói thêm trong 1 bài viết riêng sau.
Nhược điểm của đi nghỉ theo kiểu của Công ty ALMA?
Xét đến lừa đảo thì đương nhiên ai cũng sẽ nói về nhược điểm của Sở hữu kỳ nghỉ nên tôi cũng sẽ chia sẻ thẳng thắn luôn. Đây cũng là các yếu tố mà nếu ai muốn mua thì nên tìm hiểu và nghiên cứu cẩn thận, tránh sau này lại “ơ biết thế thì không làm”.

Khung giá cho một hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của Công ty ALMA
- Thứ nhất, đó là khách hàng sẽ phải trả trước 1 số tiền lớn, bởi nó tương ứng với việc thanh toán chi phí của hàng chục kỳ nghỉ trong 1 lần (hoặc vài lần, hoặc trả góp…). Càng kỳ nghỉ chất lượng cao thì chi phí càng đắt đỏ, không dành cho những người “ít tiền” hay thích du lịch kiểu “tiết kiệm”.
- Thứ hai, hàng năm phải đóng thêm 1 khoản phí duy trì mới được sử dụng kỳ nghỉ. Phí này thì do công ty thông báo hàng năm, thường là tạm tính dựa trên chi phí thực tế bỏ ra để vận hành khu nghỉ dưỡng chứ không fix cứng từ trước. Khách hàng nên chuẩn bị trước tinh thần cho việc đóng thêm này.
- Thứ ba, hàng năm đến kỳ nghỉ không muốn đi thì cũng phải đi. Vì nếu không đi là mất. Mà kể cả không đi cũng phải đóng phí duy trì.
- Thứ tư, các điểm đến trong nước bị hạn chế bởi Việt Nam vẫn còn mới trong thị trường Sở hữu kỳ nghỉ nên khả năng trao đổi để đi nghỉ trong nước không đa dạng.
Thật ra là còn điểm nữa hay được nhắc đến, chắc là nhiều nhất luôn nhưng với tôi thì không phải là nhược điểm mà là điều đương nhiên cho mọi sản phẩm. Đó là không dừng ngang được, kiểu dùng được 2-3 năm muốn hủy hợp đồng đòi lại tiền, ấy là không được. Giống như ăn được một thìa cơm xong thấy không hợp khẩu vị đòi trả lại quán, lấy lại tiền thì ai cũng thấy kì cục. So sánh thế cũng hơi cập kênh về giá cả nhưng về bản chất giao dịch thì nó là như thế